Rác thải nhựa gây ô nhiễm ” chặn đường” phát triển du lịch

Nếu không phát triển bền vững, Việt Nam sẽ phải trả giá cho việc môi trường bị hủy hoại và ô nhiễm chiếm khoảng 6% – 7% GDP. Tính cả phí y tế để chữa bệnh cho người dân, tổng khoản chi sẽ lên đến 8% – 10% GDP…

Việt Nam có hơn 1 triệu km2 diện tích mặt nước biển, hơn 2.770 đảo ven bờ và hàng loạt bãi tắm đẹp trải dọc chiều dài đất nước. Đó là những lợi thế thiên nhiên vô cùng thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp không khói. Trong những năm gần đây, tăng trưởng của ngành du lịch đã góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đóng góp vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế. Tuy nhiên, ngành này cũng góp phần làm tăng rác thải nhựa ra môi trường. Theo Viện Nghiên cứu du lịch (Tổng cục Du lịch), trung bình mỗi khách du lịch lưu trú có lượng rác thải khoảng 1,2kg/ngày đêm.

PHÁT TRIỂN THEO XU HƯỚNG TOÀN CẦU

Hiện nay lệnh cấm đồ nhựa dùng một lần đã và đang có hiệu lực tại nhiều quốc gia trên thế giới, đa số đều tập trung vào các đồ dùng phổ biến như túi nylon, chai nhựa, ống hút nhựa, dao nhựa, muỗng nhựa, hộp nhựa… Eilat là thành phố đầu tiên của Israel cấm đồ nhựa dùng một lần trên bãi biển. Theo đó, người dân sẽ bị cấm mang các đồ dùng một lần ra bãi biển, bất kể bằng nhựa, nhôm, bìa cứng hay giấy. Những món đồ này cũng sẽ không được bán tại các quầy hàng hay nhà hàng trên bãi biển. Ngoài ra, thành phố cũng đề xuất mức phạt cho hành vi vi phạm lên tới 730 shekel (210 USD).

Canada là một trong gần 30 quốc gia vận động mạnh mẽ cho Hiệp ước toàn cầu về ô nhiễm nhựa nhằm chấm dứt ô nhiễm rác thải nhựa toàn cầu vào năm 2040.

Theo đó, kể từ tháng 12/2022, việc sản xuất hoặc nhập khẩu hầu hết các túi hoặc ống hút bằng nhựa, cùng với que khuấy, dao kéo và hộp đựng thức ăn mang đi sẽ không còn hợp pháp ở Canada. Từ tháng 12/2023, việc bán những mặt hàng trên cũng sẽ bị cấm. Ngay lập tức, một số nhà bán lẻ ở Canada đã chủ động loại bỏ các mặt hàng sử dụng một lần. Các nhà hàng, khách sạn, tụ điểm giải trí đã loại bỏ túi đựng bằng nhựa và thay thế ống hút nhựa bằng phiên bản giấy.

Trong nỗ lực giảm lượng rác thải nhựa, Ủy ban châu Âu dự kiến cấm sử dụng bộ dầu gội, sữa tắm đóng chai loại nhỏ trong các khách sạn. Ủy ban châu Âu cho biết các lọ dầu gội, sữa tắm mini gây ảnh hưởng lớn đến môi trường do sử dụng nhiều nhựa và chỉ dùng một lần. Thay vào đó, khách sạn sẽ cung cấp bộ vệ sinh cá nhân bằng các chai lớn, sử dụng nhiều lần và khách không thể mang về. “Nếu không hành động, EU sẽ chứng kiến lượng rác thải tăng thêm 19% mỗi năm vào năm 2030, rác thải bao bì nhựa thậm chí tăng 46%”, đại diện của Ủy ban châu Âu cho biết.

Các nước ASEAN cũng đã nhận thức được việc quy hoạch và quản lý ngành du lịch không tốt sẽ gây nên những hệ lụy tiêu cực về sau đối với cộng đồng và môi trường địa phương, nên đã nỗ lực thúc đẩy rộng rãi sự phát triển bền vững của ngành du lịch.

Chẳng hạn, khách sạn Desa Potato Head trên đảo Bali của Indonesia mới đây chủ động đưa ra khái niệm “nghỉ dưỡng không nhựa”. Theo đó, khách sạn cấm khách lưu trú và nhà cung ứng sử dụng sản phẩm nhựa một lần., Ngoài ra còn thiết lập một nhóm chuyên trách nghiên cứu sử dụng chất dẻo hoặc xốp để tái chế thành các đồ dùng của khách sạn như nắp cốc, thùng rác, hộp khăn giấy, ghế…, giảm thiểu lãng phí tối đa.

Mới đây, Thái Lan cũng đã cấm đồ xốp, đồ nhựa dùng một lần trong các vườn quốc gia để chống lại thảm họa rác thải đe dọa động vật hoang dã. Theo Cục Bảo tồn Động thực vật và Công viên Quốc gia Thái Lan, lệnh cấm này là cần thiết để bảo vệ hệ sinh thái. Người vi phạm có thể bị phạt tới 100.000 Baht (3.000 USD) nếu bị bắt khi đi vào công viên với đồ nhựa dùng một lần hoặc các hộp xốp.

Trước xu thế này, ngành du lịch Việt Nam cũng đã đưa ra lộ trình về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý rác thải nhựa

0902.57.07.67